Mã số:
Mã số 01 X-10/07-2021-2
Tên đề tài:
Phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội (18:32 12/01/2023)
Đơn vị chủ trì:
40
Thời gian:
2024
-2024
Lượt đọc:
9
Kết quả nghiệm thu:
Chưa nghiệm thu
Nội dung:

Chủ nhiệm đề án: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Sự cần thiết:
Khái niệm kinh tế ban đêm (KTBĐ) đã xuất hiện vào những năm 1970 ở Anh và bắt đầu phát triển từ những năm 1990. Hiểu theo cách phổ biến, KTBĐ là hoạt động kinh tế diễn ra từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Bản chất của kinh tế ban đêm và xu hướng hành vi tiêu dùng ban đêm rất đa dạng giữa các quốc gia và thậm chí giữa các địa điểm khác nhau trong một quốc gia.


Hoạt động KTBĐ đã và đang phát triển ở nhiều nước trên thế giới, trong đó các hoạt động này đã diễn ra rất sớm điển hình tại các thành phố của Châu Âu như Paris, Toulouse (Pháp), Zurich (Thụy Sĩ) hay Amsterdam (Hà Lan)...sau đó loại hình kinh tế này đã phát triển nhanh chóng cho các thành phố lớn của Châu Á như Tokyo (Nhật Bản), Trùng Khánh (Trung Quốc), Bắc Kinh (Trung Quốc), Băng Cốc (Thái Lan)… Kinh tế ban đêm mang lại nguồn lợi lớn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, kích thích tăng trưởng, cải thiện thu nhập dân cư địa phương cho nhiều quốc gia trên thế giới.


Ở Việt Nam, kinh tế ban đêm ít nhiều cũng đã hình thành trong thời gian gần đây và phát triển dưới các loại hình như: các khu bố đi bộ, khu mua sắm, khu ẩm thực, cửa hàng tiện lợi, chợ đêm, quán bar và một số hoạt động nghệ thuật, giải trí đường phố. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế ban đêm mới chỉ khai thác ở quy mô nhỏ, hoạt động mang tính tự phát riêng lẻ, manh mún tại một số đô thị và trung tâm du lịch lớn như thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An…nên chưa trở thành một mô hình kinh tế có đóng góp quan trọng và tăng trưởng kinh tế đất nước thời gian qua. Ngoài một số chuỗi cửa hàng tiện lợi được phép mở cửa 24/24, các hình thức kinh doanh khác đều chịu quy định hạn chế về khung giờ.


Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định số 1129/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.


Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 05/01/2016 của UBND Thành phố về phát triển du lịch thành phố Hà Nội năm 2016, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 24/8/2016 về tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, trong đó thời gian hoạt động từ 19 giờ ngày thứ Sáu đến 24 giờ ngày Chủ nhật hàng tuần; thực hiện thí điểm từ ngày 01/9/2016 đến hết năm 2016.


Việc nghiên cứ đề án “Phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội” là hết sức cần thiết vì những lý do sau đây:


Thứ nhất, Quyết định số 1129/QĐ-TTg của Thủ thướng Chính phủ ngày 27/7/2020 về Phê duyệt đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam với mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đờ sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong các nhiệm vụ của QĐ 1129 giao cho các địa phương trong cả nước xây dựng Đề án phát triển kinh tế kinh tế ban đêm của địa phương. Các tỉnh, Thành phố trong đó có thủ đô Hà Nội cần xây dựng Đề án phát triển kinh tế kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn của Thủ đô. Đánh giá tiềm năng và tác động của kinh tế ban đêm đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 5/1/2021 về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tuyển chọn đơn vị thực hiện xây dựng Đề án Phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Thứ hai, Phát triển “Kinh tế ban đêm” đã trở thành xu hướng tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới hiện nay. Kinh tế ban đêm hiện nay được xem là một động lực tăng trưởng kinh tế mới cho các quốc ở châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Tại Anh, khu vực kinh tế ban đêm đóng góp khoảng 6% GDP với quy mô tương đương 66 tỷ bảng, tạo ra hơn 1,3 triệu việc làm. Trong đó, riêng thành phố London chiếm khoảng 40% về quy mô, tương đương 26,4 tỷ bảng và tạo ra việc làm trực tiếp cho 723.000 lao động và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với mức tăng trưởng chung. Dự báo khu vực kinh tế ban đêm có thể giúp London thu tượng đương 30 tỉ bảng và hỗ trợ trực tiếp cho 100 nghìn việc làm trong nhiều ngành công nghiệp đêm khác nhau vào năm 2030. Tại Úc, năm 2017, quy mô thị trường kinh tế ban đêm chiếm khoảng 4% GDP của quốc gia này (tương đương 53 tỉ USD), tạo ra 1,087 triệu lao động (chiếm 9% toàn nền kinh tế) và 106 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này (chiếm 5% của toàn nền kinh tế). Thủ đô Hà Nội là với hơn 1000 năm văn hiến với nhiều di sản văn hóa, lịch sử, là một điểm đến hấp dẫn cho khách trong nước và quốc tế. Hà Nội có tiềm năng rất lớn cho phát triển kinh tế ban đêm, nhưng tiềm năng này chưa được khai thác hiệu quả. Các hoạt động kinh tế ban đêm mang tính chất tự phát.


Thứ ba, một trong những nguyên nhân chính khiến cho hoạt động KTBĐ ở Việt Nam và TP. Hà Nội chưa phát triển là do nhận thức về tầm quan trọng/vai trò của KTBĐ còn hạn chế. Vẫn còn nhiều tâm lý e ngại dè dặt khi đưa ra các chủ trương và chính sách phát triển kinh tế ban đêm.


Thứ tư, khung pháp lý và chính sách về thúc đẩy phát triển KTBĐ hầu như chưa có ở Việt Nam. Thành phố Hà Nội chưa có quy hoạch về không gian xây dựng cho hoạt động kinh tế ban đêm. Thực tế cho thấy, do thiếu quy hoạch nên hầu hết các cơ sở kinh doanh ban đêm đều gần sát các khu dân cư; nhiều nhà hàng, cà phê có sử dụng âm nhạc công suất lớn (quán “bar”) nằm ngay trong khu dân cư, gây ảnh hưởng tiếng ồn đến đời sống nhân dân khu vực xung quanh.


Thứ năm, ở TP Hà Nội vẫn còn thiếu nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc về sự cần thiết, tiềm năng, khả năng đo lường, định hướng và điều kiện phát triển KTBĐ trên quy mô toàn TP và đối với từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương. Trong bối cảnh sơ khai về khung pháp luật và chính sách phát triển KTBĐ ở Việt Nam và thành phố Hà Nội, cũng như trong bối cảnh rất nhiều quốc gia đã và đang đẩy mạnh chính sách thúc đẩy KTBĐ, việc xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn TP. Hà Nội” là rất cần thiết.


Mục tiêu:
Nghiên cứu thực trạng tiềm năng và thực trạng phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Nội dung nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTBĐ
- Tiềm năng phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Thực trạng phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển kinh tế đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Kết quả của đề án:
Thứ nhất, thông qua nghiên cứu tổng quan về KTBĐ, đề án đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về KTBĐ và tổng quan về lý thuyết có liên quan đến KTBĐ. Để phát triển KTBĐ nói chung và ngành du lịch đêm nói riêng được bao gồm nhiều yếu tố: tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, an ninh chính trị, an toàn xã hội, nhận thức của mọi người và chính sách hỗ trợ phát triển KTBĐ.


Thứ hai, đánh giá thực trạng tiềm năng và thực trạng phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội. KTBĐ của thành phố Hà Nội bao gồm các hoạt động kinh doanh đặc thù về thương mại dịch vụ, du lịch như ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, lễ hội, sự kiện…phần lớn bắt đầu hoạt động vào khung giờ từ 18 giờ tối đến 24 giờ, một số dịch vụ được thí điểm đến 02 giờ sáng.


Về mặt kinh tế: Hoạt động kinh tế ban góp phần đa dạng các hoạt động giải trí, thương mại cho địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho lao động, tạo nguồn thu nhập cho nhiều cơ sở doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào ngành du lịch, tăng nguồn thu cho nhà nước. Về mặt xã hội: hoạt động KTBĐ nhằm thúc đẩy văn hóa ứng xử trong cộng đồng của người dân địa phương, tạo diện mạo mới về kiến trúc đô thị, gắn bó chính quyền địa phương với người dân và khách du lịch và giải quyết thêm việc làm cho người lao động.
Hiện nay, KTBĐ của thành phố Hà Nội không có cơ quan hay bộ phận nào chuyên trách quản lý hoạt động vào ban đêm. Việc quản lý KTBĐ được thực hiện bởi các cơ quan theo ngành dọc tương tự như hoạt động kinh tế ban ngày gồm các sở ban ngành và UBND các quận, huyện.


Thứ ba, thông qua phân tích thực trạng và bài học kinh nghiệm về phát triển KTBĐ trong và ngoài nước cho thành phố Hà Nội, đề án đã đưa ra định hướng về ưu tiên các loại hình dịch vụ phát triển ban đêm như: Dịch vụ vui chơi giải trí vào ban đêm (khu vui chơi giải trí, ngắm cảnh sông nước bằng tàu thuyền, xe điện, xích lô, xe đạp…); Siêu thị, shop, chợ đêm; Nhà hàng, quán ăn đường phố; Dịch vụ cà phê, giải khát; Các quán bar, vũ trường; Dịch vụ massage, làm đẹp…


Thứ tư, về không gian cần tập trung phát triển các địa bàn về KTBĐ đối với các quận huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, thi xã Sơn Tây, huyện Sóc Sơn, Đông Anh. Tuy nhiên, mức độ tập trung phát triển và các loại hình phát triển KTBĐ của các khu vực là khác nhau và mức độ ưu tiên khác nhau. Bên cạnh đó, đề án còn đề xuất các mô hình cụ thể về KTBĐ của thành phố Hà Nội: (1) Mô hình Phố đi bộ (“Downtown” Hanoi; (2) Mô hình khu vực ẩm thực đêm; (3) Mô hình không gian biểu diễn nghệ thuật; (4) Mô hình khu kinh dịch vụ tổng hợp.


Thứ năm, trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nước gặp nhiều tác động tiêu cực với xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng do xung đột thương mai, biến đổi khí hậu toàn cầu, đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới nên cũng chịu ảnh hưởng nhiều chiều từ những biến động của thế giới. Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Việt Nam vẫn có những yếu tố thuận lợi để phát triển KTBĐ. Dựa trên quan điểm của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg và quan điểm của nhóm nghiên cứu về phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã đi đề xuất 06 nhóm giải pháp cho phát triển KTBĐ trên thành phố Hà Nội : (1) Giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách cho phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội; (2) Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý phát triển KTBĐ (Phân cấp, phân quyền….); (3) Giải pháp nâng cao nhận thức về phát triển KTBĐ; (4) Giải pháp về trật tự an toàn xã hội phục vụ phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội; (5) Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội; và (6) Các giải pháp khác có liên quan đến phát triển KTBĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.