Mã số:
Mã số 01X -12/02 - 2019 - 3
Tên đề tài:
Nghiên cứu xây dựng và sử dụng các bản đồ giáo khoa của thành phố Hà Nội trong dạy học địa lý địa phương ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học (14:27 31/03/2023)
Đơn vị chủ trì:
43
Thời gian:
2024
-2024
Lượt đọc:
26
Kết quả nghiệm thu:
Chưa nghiệm thu
Nội dung:

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Kiều Văn Hoan


Sự cần thiết:
- Thứ nhất, bản đồ là phương tiện trực quan, nguồn tri thức không thể thiếu trong dạy và học địa lý. Trong nhiều năm qua với sự nỗ lực không ngừng của tập thể tác giả các nhà giáo, nhà bản đồ học đã xây dựng được hệ thống bản đồ đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn trong việc dạy học ở nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay trong giảng dạy địa lý ở các trường phổ thông mới chỉ có hệ thống bản đồ giáo khoa chung của thế giới và Việt Nam; hệ thống bản đồ địa lý địa phương của các tỉnh, thành phố hiện chưa có đơn vị nào nghiên cứu và xây dựng dùng để dạy học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.


- Thứ hai, địa lý địa phương là một bộ phận không thể thiếu và có liên quan mật thiết với địa lý tổ quốc, kiến thức địa lý địa phương có vai trò là cơ sở để học sinh nắm chắc kiến thức địa lý tổ quốc, kiến thức địa lý chung. Hiện nay các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội (từ tiểu học đến trung học phổ thông) khi dạy học nội dung địa lý địa phương giáo viên và học sinh chủ yếu sử dụng tài liệu sách giáo khoa, chưa có các phương tiện trực quan đặc biệt là hệ thống bản đồ giáo khoa. Vì vậy, học sinh rất khó hình dung được lãnh thổ Hà Nội ở đâu, tiếp giáp với những tỉnh nào; có những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; dân cư; kinh tế -xã hội...phân bố trên quê hương mình sinh sống. Trong khi đó các nước trên thế giới rất coi trọng giảng dạy địa lý địa phương, học sinh đều được trang bị đầy đủ hệ thống bản đồ giáo khoa, từ bản đồ thế giới, khu vực, quốc gia và bản đồ địa lý địa phương để hỗ trợ trong quá trình dạy học địa lý, ví dụ như Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức…


- Thứ ba, Chương trình, sách giáo khoa mới đang được triển khai và sẽ áp dụng cho những năm học tới, điểm nổi bật của chương trình mới là tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực của người học và địa lý địa phương có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy ở trường phổ thông, trong đó bản đồ là một công cụ quan trọng để phát triển năng lực nhận thức không gian cho học sinh. Việc dạy địa lý địa phương không thể không có bản đồ giáo khoa.


- Thứ tư, Chương trình, sách giáo khoa mới (năm 2018) nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Từ cấp tiểu học đến THPT phải dạy và trang bị cho học sinh kiến thức về địa lý địa phương, trong đó bản đồ là phương tiện dạy học trực quan nhất, bao quát nhất giúp học sinh phát triển năng lực trong quá tình học tập.


Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng các bản đồ giáo khoa để dạy học địa lý địa phương thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực người học cùng với sách giáo khoa mới sẽ góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lý nói chung và địa lý địa phương nói riêng ở các trường phổ thông thành phố Hà Nội hiện nay.


Mục tiêu:
- Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến bản đồ giáo khoa; xây dựng được các tiêu chí về bản đồ giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Đánh giá thực trạng bản đồ giáo khoa và thực trạng dạy học địa lý theo các bản đồ giáo khoa hiện có của Hà Nội, so sánh với định hướng phát triển năng lực người học.
- Đề xuất các bản đồ giáo khoa của thành phố Hà Nội trong dạy học địa lý địa phương ở các trường phổ thông trên địa bàn với mục đích phát triển năng lực học sinh.


Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa dạy học địa lý địa phương thành phố Hà Nội theo định hướng người học.
- Xây dựng các tiêu chí về bản đồ giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường phổ thông.
- Đánh giá thực trạng bản đồ giáo khoa và sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý địa phương theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường phổ thông thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu đề xuất các bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý địa phương ở trường phổ thông của thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Xây dựng các bản đồ giáo khoa địa lý địa phương TP Hà Nội dạy học địa lý lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Xây dựng các bản đồ giáo khoa địa lý địa phương TP Hà Nội dạy học địa lý lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Xây dựng các bản đồ giáo khoa địa lý địa phương TP Hà Nội dạy học địa lý lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng các bản đồ giáo khoa thành phố Hà Nội dạy học địa lý địa phương ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá kết quả các bản đồ giáo khoa dùng để dạy học địa lý địa phương thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực người học.


Kết quả của đề tài:
Bản đồ dạy học dạy địa lý có vài trò rất quan trọng, bản đồ không chỉ là phương tiện, thiết bị dạy học mà còn là quyển sách giáo khoa thứ hai trong dạy học địa lý.


Địa lý địa phương là một phần quan trọng của địa lý tổ quốc, giúp cho học sinh yêu quê hương, có trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường, đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Học tốt địa lý địa phương, giúp cho sinh học tốt môn địa lý, giúp phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn địa lý được quy định trong chương trình.


Dạy học địa lý chung và địa lý địa phương nói riêng không thể không có bản đồ. Bản đồ là công cụ bao quát, giúp học sinh trực quan các đối tượng địa lý được phân bố trên bề mặt đất, thông qua bản đồ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập như thảo luận nhóm, học tập thông qua tìm hiểu địa phương…giúp học sinh tích cực hóa học tập, yêu thích môn học.


Từ những nghiên cưu, đề tài đã đạt được gồm:
- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc xây dựng hệ thống các đồ địa lý địa phương thành phố Hà Nội, dùng để giảng dạy trong các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời nó cũng góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học.


- Khảo sát các trường tiểu học, THCS – THPT trên địa bàn Hà Nội, các bản đồ giáo khoa địa lý địa phương hiện nay không có, vì cũng không có đơn vị nào xây dựng riêng bản đồ giáo khoa cho từng tỉnh. Vì vậy, giáo viên thường phải dạy chay, hoặc sử dụng các bản đồ được thành lập không vì mục đích giáo dục vào dạy học, các bản đồ trên mạng. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của việc dạy học địa lý nói chung và địa lý địa phương nói riêng.


- Đề tài đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống các bản đồ với 7 bản đồ cho mỗi cấp học đồ gồm: Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội; Bản đồ tự nhiên thành phố Hà Nội; Bản đồ dân cư thành phố Hà Nội; Bản đồ công nghiệp chung thành phố Hà Nội; Bản đồ nông nghiệp thành phố Hà Nội; Bản đồ du lịch của thành phố Hà Nội; Bản đồ giao thông thành phố Hà Nội dùng để dạy và học tập địa lý địa phương. Đây là đồ dùng trực quan, nguồn tri thức quý giá có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, rèn luyện tính tích cực trong học tập cho học sinh. Hệ thống bản đồ sẽ giải quyết phần nào những khó khăn nan giải về đồ dùng dạy học trực quan và cập nhật số liệu trong phần dạy học địa lý địa phương ở trường phổ thông.


- Trong quá trình xây dựng bản đồ giáo khoa treo tường địa lý địa phương thành phố Hà Nội, đề tài đã sử dụng nhiều số liệu từ niên giám thống kê của thành phố trong các năm từ 2010- 2021. Một số số liệu truy cập từ các trang Web của các tổ chức kinh tế - xã hội của thành phố nên các đối tượng địa lý được biểu hiện một cách phù hợp với thực tế khách quan, chính xác trên phạm vi toàn thành phố, có độ tin cậy cao về mặt khoa học và có giá trị sử dụng rộng rãi cho các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở toàn thành phố Hà Nội.


- Việc xây dựng hệ thống bản đồ thành phố Hà Nội sẽ giúp cho giáo viên có điều kiện cập nhật số liệu hằng năm để có các bản đồ hiện đại phục vụ dạy học địa lý trong nhiều năm mà không sợ bản đồ lạc hậu.

Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.