Mã số:
Mã số 01C-08/02-2019-3
Tên đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan; tình trạng kháng kháng sinh do vi khuẩn trong viêm tai mũi họng ở trẻ em dưới 6 tuổi tại địa bàn Hà Nội (19:18 26/09/2022)
Đơn vị chủ trì:
18
Thời gian:
2024
-2024
Lượt đọc:
7
Kết quả nghiệm thu:
Chưa nghiệm thu
Nội dung:

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nghiêm Đức Thuận

 

Sự cần thiết:
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) kéo dài từ hầu họng đến phế nang, là nhóm bệnh không đồng nhất, phức tạp gây ra bởi một loạt các mầm bệnh. Trong đó, nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm các bệnh lý viêm tai, mũi, họng, thanh quản như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm V.A, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.

 

NKHHCT là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ tử vong do NKHHCT gây ra cao hơn từ 2 đến 6 lần ở các nước kém phát triển so với các nước phát triển. Theo thống kê trên thế giới, trẻ em dưới 5 tuổi thường bị 6 – 8 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong một năm, trong khi con số này chỉ khoảng  2 – 3 lần ở người lớn. Hàng năm, có tới 30 – 40% số trẻ em điều trị ngoại trú và 20 – 30% phải điều trị nội trú. Theo ghi nhận tại BV Nhi Đồng I, TP.HCM, trong năm 2019, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh đường hô hấp trên tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ bị viêm tiểu phế quản,  viêm phổi tăng rõ rệt, tập trung ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều trẻ có diễn tiến thành viêm phổi và lây nhiễm chéo lẫn nhau. Bệnh đã trở thành một gánh nặng của xã hội, của ngành y tế và điều trị NKHHCT bằng kháng sinh  kéo dài cũng góp phần vào tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.

 

Căn nguyên gây bệnh viêm tai mũi họng ở trẻ em rất phức tạp, có thể gặp vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng hay dị ứng. Trong đó, nhiễm khuẩn là thường gặp hơn cả. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn, chiếm 95%. Trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi, một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp là S. pneumoniae, H. influenzae, S. aureus, M. catarrhalis, Streptococci...

 

Ngày nay, có rất nhiều loại kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi khuẩn. Tuy nhiên, do việc tự ý điều trị, bỏ điều trị, không tuân thủ đúng phác đồ hay lạm dụng kháng sinh đã dẫn tới bệnh không thuyên giảm và một hệ lụy nghiêm trọng đó là tình trạng kháng kháng sinh xuất hiện ngày càng tăng, đặc biệt ở trẻ em.

 

Việt Nam là nước đang phát triển với khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong đó Hà Nội là thủ đô của đất nước, nơi tập trung đông đúc dân cư, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng với diễn biến thất thường của các chỉ số ô nhiễm không khí cũng là yếu tố nguy cơ, làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp ngày một tăng cao, khói thuốc và bụi công nghiệp là yếu tố làm cho tỷ lệ mắc bệnh viêm tai mũi họng cao hơn, cơ cấu vi khuẩn gây bệnh và tình trạng kháng kháng sinh cũng khác so với nhiều nơi.

 

Mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm dịch tễ, một số yếu tố  liên quan tình trạng viêm  tai mũi họng ở trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn Hà Nội.
- Xác định cơ cấu, thành phần, tác nhân vi sinh ở trẻ dưới 6 tuổi viêm tai mũi họng và tính kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn.
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế tình trạng viêm tai mũi họng và kháng kháng sinh ở trẻ dưới 6 tuổi trên địa bàn Hà Nội.

 

Đối tượng nghiên cứu:
Bao gồm 645 trẻ em dưới 6 tuổi đang theo học tại Trường mầm non Tương Mai, quận Hoàng Mai; Trường mầm non Hồng Vân, huyện Thường Tín và Trường mầm non Hoa Hồng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, phát hiện 192 trẻ bị viêm tai mũi họng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiên cứu tại thời điểm khám từ 11/2020 đến tháng 5/2021.

 

Nội dung nghiên cứu:
- Mô tả đặc điểm dịch tễ, một số yếu tố liên quan tình trạng viêm  tai mũi họng ở trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn Hà Nội:
+ Đặc điểm về địa dư, tuổi, giới tính.
+ Phương pháp sinh, tình trạng dinh dưỡng 6 tháng đầu.
+ Vấn đề tiếp xúc với khói thuốc lá/ khói than bếp.
+ Vấn đề tiêm chủng.
+ Tiền sử mắc bệnh.
+ Đặc điểm lâm sàng.
+ Chẩn đoán bệnh hiện tại.
- Xác định cơ cấu, thành phần, tác nhân vi sinh ở trẻ dưới 6 tuổi viêm tai mũi họng và tính kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn:
+ Chủng vi khuẩn gây bệnh dựa trên xét nghiệm soi tươi, nuôi cấy và định danh bằng máy tự động theo hệ thống VITEK2-COMPACT.
+ Chủng vi sinh vật gây bệnh dựa trên xét nghiệm bằng kit X-gene.
+ Tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn được phân lập.
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế tình trạng viêm tai mũi họng và kháng kháng sinh ở trẻ dưới 6 tuổi trên địa bàn Hà Nội:
+ Biện pháp dự phòng mắc bệnh.
+ Biện pháp dự phòng tình trạng kháng kháng sinh.

 

Kết quả của đề tài:
1. Đặc điểm dịch tễ, một số yếu tố liên quan tình trạng viêm tai mũi họng ở trẻ em dƣới 6 tuổi trên địa bàn Hà Nội.
- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tai mũi họng ở trẻ em dưới 6 tuổi là 29,77%.
- Tỷ lệ trẻ mắc bệnh sống ở nội thành cao hơn ở ngoại thành.
- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tai mũi họng ở trẻ trong độ tuổi 2 đến 3 tuổi cao nhất.
- Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trẻ có tiền sử bệnh viêm tai mũi họng trước đó (61,46%) cao hơn nhóm trẻ chưa từng mắc bệnh (38,54%).
- Bệnh viêm tai mũi họng gặp chủ yếu là viêm V.A (77,6%), tiếp theo là viêm amidan (33,85%), viêm tai giữa và viêm thanh quản gặp ít.
- Triệu chứng cơ năng gặp nhiều nhất là chảy dịch mũi (79,69%), V.A đỏ mấp mé cửa mũi sau (77,6%), tiếp theo là ho (40,1%), ngạt mũi (26,04%).
- Triệu chứng thực thể chảy dịch mũi (79,69), niêm mạc mũi nề quá phát (53,13%). Ít gặp hơn là dịch mủ nhầy ở thành sau họng (35,42%), amidan viêm quá phát sung huyết/có mủ (33,85%).

 

2. Cơ cấu, thành phần, tác nhân vi sinh ở trẻ dƣới 6 tuổi gây viêm tai mũi họng và tính kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn:
- Tỷ lệ nhiễm bệnh là 29,77%. Trong đó, 85,82% trẻ dương tính với ít nhất một vi khuẩn S. pneumoniae, S. aureus, H. influenzae và M. catarrhalis.
- Chủng vi khuẩn M. catarrhalis gặp nhiều nhất với 56,74%, sau đó là chủng H. influenzae với 27,66%. Hai chủng còn lại là S. pneumoniae và S. aureus chiếm tỷ lệ lần lượt là 17,73% và 12,06%.
- Chủng vi khuẩn xác định bằng kit Realtim-PCR X-gene hô hấp: M. catarrhalis gặp nhiều nhất với 35,79%, sau đó là chủng E. coli 17,5%, H. influenzae với 16,34%, S. pneumoniae và S. aureus chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,23% và 12,45%, M. pneumoniae là 4,67%, không ghi nhận thấy L.monocytogenes và M.meningitidis.
- Trong số 189 trường hợp phát hiện có virus trong dịch tiết tai mũi họng chúng tôi thấy chiếm tỉ lệ cao nhất là Rhinovirus 24,28%, tiếp theo là Coronavirus 16,87%, thấp nhất là Enterovirus chiếm 2,47%.
- S. pneumoniae kháng hoàn toàn Erythromycin, Doxycyclin và Clindamycin; còn nhạy cảm cao với Penicillin G, Levofloxacin, Vancomycin, và nhạy cảm hoàn toàn với Linezolid.
- H. influenzae kháng Cefuroxime 76,9%, SAM 51,3%, Ceftriaxone 35,7% và AMC 42,4%; còn nhạy cảm với  Meropenem 94,2%, Azithromycin 56,4% và nhạy hoàn toàn với Ciprofloxacin.
- S. aureus có tỷ lệ kháng Penicillin G, Oxacilin là tuyệt đối, kháng Erythromycin 80%, kháng Cefoxitin 77,8%; còn nhạy cảm với Vancomycin, Ciprofloxacin và Levofloxacin với tỷ lệ 100%.
- M.catarrhalis nhạy cảm cao với phần lớn các nhóm kháng sinh như AMC (94,9%), Cefotaxime (91,1%), Ceftriaxone (88,6%), Levofloxacin (81%) và Ciproxacin (70,9%).

 

3. Một số giải pháp hạn chế tình trạng viêm tai mũi họng và kháng kháng sinh ở trẻ dƣới 6 tuổi trên địa bàn Hà Nội.
- Tình trạng kháng thuốc kháng sinh gặp ở 19,64 % trong số bé tái phát viêm tai mũi họng >5 lần, 14,29% ở nhóm viêm tái phát 3-5 lần và 12,5% trong nhóm tái phát < 3 lần.
- Biện pháp hạn chế tình trạng viêm tai mũi họng:
+ Tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng thời gian cho trẻ.
+ Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hay khói bếp than/ củi.
+ Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ: nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của trẻ.
+ Hạn chế tiếp xúc với người đang nhiễm viêm đường hô hấp cấp.
+ Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi tay bẩn.
+ Hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách khi có viêm mũi họng.
- Biện pháp hạn chế tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ:
+ Người dân/ cha mẹ trẻ:
. Nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi được chỉ định bởi bác sỹ được cấp phép hành nghề.
. Luôn làm theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng kháng sinh: không tự ý bỏ thuốc, dùng thêm thuốc…
. Không chia sẻ đơn thuốc (thuốc kháng sinh) cho người khác hoặc dùng chung thuốc với người khác.
. Không sử dụng thuốc kháng sinh còn sót lại từ đơn thuốc trước.

Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.