Mã số:
01C-04/06-2020-3
Tên đề tài:
Đánh giá tác động dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và các giải pháp khắc phục
Đơn vị chủ trì:
38
Thời gian:
2020
-2023
Lượt đọc:
62
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Đặng Thị Thu Thảo
Kết quả nghiệm thu:
Chưa nghiệm thu
Sự cần thiết:
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng tại các đô thị Việt Nam hiện nay đã tạo ra áp lực không nhỏ lên cơ sở hạ tầng giao thông. Hiện tượng ùn tắc, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên trên các trục đường có lưu lượng giao thông lớn. Cụ thể tại Hà Nội, nếu như cách đây khoảng 10 năm thì tuyến đường Lê Văn Lương hay Nguyễn Trãi lưu lượng giao thông vẫn còn rất ít. Tuy nhiên khi một loạt các dự án phát triển đô thị dọc hai tuyến đường này đi vào hoạt động thì hiện tượng tắc nghẽn xảy ra thường xuyên, không chỉ vào giờ cao điểm mà còn vào bất cứ khung giờ nào trong ngày. Vấn đề này đã đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước một câu hỏi làm sao có thể phát triển đô thị mà vẫn đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt.
Thực tế trong thời gian qua Thành phố Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng và các tổ chức quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm quản lý tốt hơn nữa hoạt động giao thông trong đô thị, cụ thể là các nghiên cứu “Đề xuất các chỉ tiêu quản lý xây dựng nhà cao tầng trong khu vực nội đô’ của Bộ Xây dựng, “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu định lượng xác định các điểm ùn tắc giao thông phục vụ công tác quản lý và đánh giá chất lượng hạ tầng giao thông tại các đô thị Việt Nam” của Bộ Giao thông vận tải, “Xây dựng quy trình đánh giá tác động giao thông đô thị đến các dự án phát triển đô thị điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Thành phố Hà Nội, “Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội của HAIDEP-JICA... Các nghiên cứu này đã phần nào chỉ ra thực trạng giao thông đô thị của Hà Nội nói riêng cũng như của các đô thị Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra được các giải pháp mang tính tổng thể có hiệu quả trong dài hạn còn ùn tắc giao thông đô thị là vấn đề hiện hữu, nên đòi hỏi các giải pháp mang tính cấp bách. Tại các đô thị lớn trên thế giới, đánh giá tác động dẫn đến ùn tắc giao thông đã được ban hành thành các sổ tay hướng dẫn chi tiết. Trên thực tế, ở một số quốc gia nó đã phát triển thành một hệ thống các tiêu chuẩn riêng. Trong đó, có các hướng dẫn cụ thể về tính toán nhu cầu phát sinh thu hút, tính toán tỉ lệ phương tiện giao thông cũng như đưa ra các chỉ tiêu cần thiết để tính toán. Tuy nhiên ở Việt Nam, cụ thể tại thành phố Hà  Nội thì chưa có các sổ tay hướng dẫn như vậy. Ùn tắc giao thông mới chỉ được đánh giá định tính thông qua các vị trí ùn tắc và các giải pháp đưa ra còn mang tính cục bộ, giải quyết theo vụ việc.
Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp tổng thể để cải thiện các tác động bất cập của hoạt động giao thông đô thị: từ việc xây dựng các hệ thống hạ tầng giao thông lớn như các dự án đường vành đai 1, 2, 3 cả trên cao và dưới thấp, đầu tư xây dựng các tuyến đường xuyên tâm, cho tới các giải pháp chi tiết như tính toán tổng thể lại vận tải hành khách công cộng, tăng cường phương tiện và chất lượng vận tải công cộng để thu hút người tham gia giao thông; rà soát, bổ sung, điều chỉnh tổ chức giao thông lại những vị trí, đoạn đường thường xuyên ùn tắc; tuyên truyền, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm để tạo tính răn đe, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Các nhóm giải pháp này đã có những hiệu quả nhất định trong việc kiềm chế và từng bước giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trong đô thị.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh chóng kèm theo là sự gia tăng dân số cơ học và phương tiện cá nhân đặc biệt là ô tô vẫn diễn ra liên tục, với tốc độ cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì vậy kiểm soát ùn tắc giao thông đô thị vẫn luôn là thách thức của các cơ quan quản lý nhà nước. Phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông đô thị, kiểm soát quá trình đô thị hóa, kiểm soát lưu thông đối với phương tiện cá nhân là các nhóm giải pháp triệt để nhất trong việc giảm thiếu ùn tắc và tai nạn giao thông cho thành phố Hà Nội. Tuy vậy đây là nhóm giải pháp cần thời gian dài, kinh phí lớn, có tác động tới nhiều nhóm lợi ích xã hội khác nhau nên không dễ thực hiện.
Chính vì vậy, việc đề xuất các công cụ đánh giá từ đó đưa ra các giải pháp có thể áp dụng ngay cho giao thông Hà Nội vẫn là các việc làm cần thiết và cấp bách. Xét về mặt học thuật, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện giao thông đô thị thành phố Hà Nội là bài toán phức tạp. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm trên thế giới để đưa ra bộ công cụ đơn giản, có thể hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông là điều rất cần thiết cho thành phố Hà Nội.
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá tác động dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về ùn tắc giao thông và các yếu tố tác động đến  ùn tắc giao thông.
- Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá tác động dẫn đến ùn tắc giao thông từ các  công trình hạ tầng xã hội.
- Đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây ùn tắc giao thông từ các công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn thành phố (trường học, bệnh viện, khu vực đông dân cư, trung tâm thương mại).
- Đánh giá được tác động dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông (khu vực đông dân cư, trung tâm thương mại-dịch vụ, trường học, bệnh viện) tại thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động đến ùn tắc giao thông từ các công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung:
- Cơ sở khoa học về ùn tắc giao thông và đánh giá tác động dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tác động dẫn đến ùn tắc giao thông.
- Đánh giá thực trạng gây ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội.
- Đánh giá nguyên nhân và tác động dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội.
Kết quả:
Đề tài đã cung cấp cách tiếp cận khoa học mới trong việc đánh giá và giảm thiểu ùn tắc đô thị, đặc biệt với các tác động từ công trình hiện hữu và một số các giải pháp khả thi có thể áp dụng. Một số các nội dung và kết quả chính mà Đề tài đã đạt được cụ thể như sau:
• Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ùn tắc giao thông và các tác động dẫn đến ùn tắc giao thông trong đô thị nói chung, cụ thể trên các mặt
- Nêu khái niệm, phân loại, các chỉ tiêu đánh giá ùn tắc giao thông giao thông đô thị.
- Phân tích các yếu tố tác động đến ùn tắc giao thông đô thị nói chung và ùn tắc giao thông tại Hà Nội nói riêng.
- Phương pháp đánh giá tác động dẫn đến ùn tắc giao thông
- Kinh nghiệm thế giới trong kiểm soát ùn tắc giao thông đô thị.
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có liên quan đến ùn tắc giao thông và các kế hoạch định hướng của Hà Nội trong việc kiểm soát ùn tắc giao thông đô thị.
- Đề tài đã nghiên cứu đề xuất, xây dựng bộ khung tiêu chí đánh giá tác động giao thông tới từ các công trình hạ tầng xã hội tại thành phố Hà Nội. Thông qua các nghiên cứu tổng quát bám sát hiện trạng ùn tắc tại thành phố Hà Nội, cũng như tham khảo sàng lọc tiếp thu ý kiến từ đội ngũ chuyên gia cũng như ý kiến của người dân, bộ Tiêu chí đã được xây dựng với một số đặc điểm cụ thể như sau:
- Bộ tiêu chí gồm 8 tiêu chí lớn/35 tiêu chí con với các điểm số đánh giá được lượng hóa thông qua phương pháp Cấu trúc cây phân tích AHP nhằm đảm bảo độ khách quan.
- Có thể sử dụng bộ tiêu chí để chấm điểm và xác định mức độ tác động của bốn dạng công trình cơ bản tập trung đông phương tiện giao thông với tiêu chí đơn giản, linh hoạt, dễ áp dụng, dễ triển khai và đánh giá hiệu quả.
- Là cơ sở khoa học định hướng cho cho các công việc đánh giá tác động, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số các giải pháp cụ thể.
• Khảo sát, đánh thực trạng ùn tắc giao thông từ một công trình hạ tầng xã hội. Đây là nội dung nghiên cứu thực tế, cho phép đánh giá hiện trạng cũng như kiểm nghiệm được các cơ sở lý thuyết đề xuất. Mặc dù với khối lượng kinh phí hạn chế, điều kiện dịch Covid bùng phát khiến công tác khảo sát phải thực hiệu nhiều lần, sự hạn chế tiếp xúc của dân cư, đề tài cơ bản cũng đã bám sát đề cương nghiên cưu và hoàn thành một số nội dung chính sau đây:
- Đánh giá thực trạng quy mô 16 công trình bao gồm trường học, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng và bệnh viện. Các công trình khảo sát được lựa chọn dựa trên đặc điểm địa lý tương đối gần nhau, nằm giữa vành đai 2 và 3, tại khu vực Tây Nam thành phố, là một trong những khu vực phát sinh nhiều điểm ùn tắc nhất tại thành phố Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng giao thông khu vực 16 công trình bao gồm trường học, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng và bệnh viện.
- Khảo sát và đánh giá nhu cầu đi và đến 16 công trình bao gồm trường học, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng và bệnh việc theo các khung giờ và theo các hướng khác nhau. Tuy nhiên do số liệu khảo sát chưa đủ nên chưa thể đưa ra hệ số giao thông phát sinh cho từng loại công trình.
• Đánh giá dựa trên các kết quả từ phần lý thuyết cũng như nghiên cứu hiện trạng, đề tài đã đánh giá các nguyên nhân và yếu tố tác động tới ùn tắc giao thông trên một số mặt sau đây:
- Đánh giá nguyên nhân và tác động tới ùn tắc giao thông từ hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông.
- Đánh giá nguyên nhân và mức độ tác động giao thông của 4 nhóm công trình hạ tầng xã hội bao gồm trường học, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng và bệnh viện.
- Đánh giá nguyên nhân và tác động tới ùn tắc giao thông từ yếu tố khác.
• Đề tài đã đề xuất các giải pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông dựa trên các tác động của các công trình hạ tầng tới ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội. Các giải pháp này được chia thành ba nhóm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Để kiểm chứng tính hiệu quả của các giải pháp, nhóm nghiên cứu đã thực hiện Nghiên cứu mô phỏng cho một công trình cụ thể, với ba giải pháp đại diện cho ba nhóm giải pháp kể trên. Kết quả chỉ ra rằng, các giải pháp dài hạn và trung hạn mang lại hiệu quả lớn, trong khi đó giải pháp ngắn hạn cũng rất đáng kể trong giảm thiểu ùn tắc giao thông.
 
Cuối cùng, dựa trên các kết quả nghiên cứu đã đạt được Đề tài đề xuất Quy trình Đánh giá tác động giao thông đơn giản nhằm giảm thiểu ùn tắc tại địa bàn thành phố Hà Nội, gồm 5 bước. Việc áp dụng Quy trình đánh giá này trên mẫu thử lớn hơn sẽ cho phép đánh giá, hiệu chỉnh tốt hơn nữa hiệu quả của kết quả nghiên cứu.
Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.